Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã Phạm Trấn - Huyện Gia Lộc

23/4/2023  |  English  |  中文

Giới thiệu tổng quan xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc.

​​​


Cơ quan hành chính xã Phạm Trấn 

Phạm Trấn là mảnh đất có từ lâu đời, người dân có truyền thống đoàn kết, hiếu học, cần cù trong lao động sản xuất, dũng cảm trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước.​ 

Dưới chế độ thực dân phong kiến, cũng như bao miền quê khác, người dân Phạm Trấn sống trong kiếp nô lệ, lầm than. Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, cán bộ Đảng viên và nhân dân Phạm Trấn đoàn kết một lòng vững tin theo Đảng, vùng dậy đạp tan siềng xích bất công, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Từ trong phong trào cách mạng đó, ngày 02/9/1947 Chi bộ Đảng xã Phạm Trấn- tiền thân của Đảng bộ xã Phạm Trấn ngày nay được thành lập trực tiếp lãnh đạo mọi hoạt động của xã nhà. Phạm Trấn trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là du kích mạnh, chiến đấu kiên cường; trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Phạm Trấn là hậu phương đóng gó sức người sức của góp phần lên chiến tháng vĩ đại 30/4/1975- thu giang sơn về một mối; trong chặng đường 1975-2023, với nhiều phong trào tiêu biểu Phạm Trấn tiếp tục vươn lên tự khẳng định mình, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

 

Di tích lịch sử Đền thờ Trạng Nguyên Phạm Trấn​

Xã Phạm Trấn nằm ở phía Tây - Nam huyện, Phía Bắc giáp xã Lê Lợi, phía Nam giáp xã Nhật Tân, Phía Đông giáp xã Đồng Quang, Phía Tây giáp xã Phạm Kha (huyện Thanh Miện), xã có diện tích tự nhiên 554,84 ha; dân số 5.434 ng­ười. Xã có 6 thôn đó là: thôn Cầu Lâm, thôn Quang Bị, thôn Côi Thượng, thôn Côi Hạ, thôn Nam Cầu 1, thôn Nam Cầu 2.​
Dân số là 2.005 hộ với 6.477 khẩu. Người dân Phạm Trấn chủ yếu là người Kinh theo đạo Phật, bên cạnh đó có khoảng 295 hộ với 950 khẩu theo đạo Thiên chúa giaó( chủ yếu ở thôn Cầu Lâm và thôn Côi Hạ), toàn xã có 27 dòng họ, tiêu biểu có một số dòng họ lớn như: Họ Phạm, họ Nguyễn, họ Phùng, họ Hoàng, họ Vũ, họ Dương, họ Đỗ. Ngành nghề chính của nhân dân Phạm Trấn chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt, thợ xây, công nhân, nuôi trồng thủy sản, vận tải, kinh doanh dịch vụ nhỏ.

 

X­ưa kia thôn Nam Cầu 1, Nam Cầu 2, Quỳnh Côi Th­ượng, Quỳnh Côi Hạ và thôn Quang Bị thuộc tổng Thị Đức Huyện Gia Lộc. Đến năm 1955, thôn Cầu Lâm - xã Phạm Kha - huyện Thanh Miện đ­ược cắt về xã Phạm Trấn.   Các thôn đều có đình thờ Thành hoàng, có chùa, như­ng do chiến tranh bị tàn phá, đến nay còn một ngôi chùa Minh Ích đ­ược xây dựng năm 1885, hiện chùa còn l­ưu giữ đ­ược một số văn bia, t­ượng phật có giá trị; nhà thờ Côi Hạ (B­ượi) đ­ược xây dựng năm 1886.

Phạm Trấn là mảnh đất có truyền thống hiếu học và khoa bảng, là xã có số tiến sĩ nhiều thứ hai trong huyện thời phong kiến. Là quê hương của 6 vị đại khoa: Trạng nguyên Phạm Trấn sinh năm 1523 đỗ nhất giáp tiến sĩ, đệ nhất danh năm 1556, thời nhà Mạc, làm quan tới chức Thừa chính sử kiêm đông các đại học sỹ; tiến sỹ Nguyễn Sở Châu, đỗ nhị giáp tiến sỹ năm 1523, làm quan tới chức Đô Cấp Sự Trung Bộ Hộ; Lê Văn Đôn sinh năm 1523, đỗ đệ tam giác tiến sỹ năm 1556, làm quan Giám sát ngự sử; Đỗ D­ơng sinh năm 1518, đỗ đệ tam giáp tiến sỹ năm 1565 làm quan Tự khanh; Đỗ Tam C­ơng sinh năm 1523, đỗ tam giáp tiến sĩ năm 1556 làm quan Tự Khanh; Nguyễn Văn Cự, đỗ đệ tam giáp tiến sỹ vào năm 1577, làm quan Ngự Trung.

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, nhân dân Phạm Trấn đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng chung của toàn dân tộc. Có 158 người con đã anh dũng hy sinh và được suy tôn là liệt sỹ; 63 thương binh; 3 Bà mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Có 76 người được tặng thưởng huân, huy chương các loại; xã được tặng huy chương lao động hạng 3. Bộ công an tặng 3 cờ thi đua trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Đảng bộ tỉnh Hải Dương tặng 01 cờ thi đua. UBND tỉnh Hải Dương tặng 04 cờ thi đua xuất sắc.


Thôn Nam Cầu 1, Nam Cầu 2, Côi Thượng, Côi Hạ đã xây dựng được nhà văn hoá kiên cố; xã có 3 trường học (mầm non, tiểu học, THCS), 1 trạm y tế, 1 điểm bưu điện văn hoá xã... Đền thờ Trạng Nguyên Phạm Trấn mới được xây dựng nằm cạnh con đường Quan Trạng ngày xưa.

Nghĩa trang liệt sỹ của xã được xây dựng lại năm 1976, gồm đài Tổ quốc ghi công và 40 phần mộ liệt sỹ đều có hài cốt, có 21 ngôi mộ có bia khắc tên liệt sỹ và 19 ngôi mộ vô danh.

1. Thôn Cầu Lâm.

Xưa kia thôn Cầu Lâm thuộc tổng Đoàn Lâm huyện Gia Lộc, thời nhà Nguyễn thôn thuộc tổng Đoàn Lâm huyện Thanh Miện. Đến năm 1955, thôn Cầu Lâm khi đó thuộc xã Phạm Kha huyện Thanh Miện được cắt về xã Phạm Trấn cho tới ngày nay. Làng có 7 dòng họ sống đoàn kết bên nhau từ lâu đời, trong làng có một bộ phận nhân dân theo đạo Thiên chúa giáo.


Thôn  Cầu Lâm 

Trước đây, dưới thời cai trị của chế độ phong kiến và thực dân Pháp, dân làng Cầu Lâm hầu như phải bỏ quê đi "tha phương cầu thực" làng xóm sơ xác tiêu điều. Cách mạng thành công, nhân dân tìm về quê cũ, sinh cơ lập nghiệp và xây dựng lại làng cho đến ngày nay.          

Bước vào thời kỳ đổi mới, người dân làng Cầu Lâm lại cùng cả nước thi đua phát triển sản xuất, nhờ vậy mà đời sống người dân nơi đây đã và đang được đổi thay từng ngày.

Làng xây dựng được quy ước gồm 6 chương, 61 điều năm 2002.

 Năm 2010 được công nhân danh hiệu Làng văn hóa.​

Thôn Cầu Lâm nằm ở vị trí giáp tỉnh lộ 393 có diện tích tự nhiên 84 ha; trong đó có 18,5 ha đất ở và 65,5 ha đất sản xuất nông nghiệp, với 282 hộ gia đình và 908 nhân khẩu sinh sống. phía Bắc giáp xã Cổ Bì, huyện Bình Giang, phía Nam giáp thôn Quang Bị, phía Đông giáp xã Lê Lợi, phía Tây giáp xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện.

Ngàn xưa, nhân dân chủ yếu làm nghề Nông nghiệp, đến nay số lao động của thôn đã chuyển dần sang làm nghề dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp.

Thôn tiếp giáp trục đường liên tỉnh 393 nên việc liên hệ đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân thuận lợi.

Thôn có 01 chi bộ với 42 Đảng viên.

Thôn Cầu Lâm là một làng quê có từ lâu đời. Xưa kia gọi là Cầu Lâm xã, đoàn Lâm tổng, Thanh Miện huyện, đến năm 1955 làng được sáp nhập vào xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, nay là thôn Cầu Lâm, xã Phạm Trấn, Gia Lộc, Hải Dương.

Thôn gồm có 1 khu dân cư, có 10 chi, dòng họ, dưới chế độ phong kiến thực dân phải sống cảnh lầm than, tha phương cầu thực. Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân một lòng theo Đảng, góp sức người sức của cho tiền tuyến. Thôn có 01 dòng họ đạo với 17 hộ công giáo.

Trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ để dành độc lập cho dân tộc, thôn có 34 liệt sĩ và 8 thương binh, 01 bệnh binh và có 04 mẹ được truy tặng danh hiệu bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

Trải qua những biến đổi, thăng trầm của lịch sử, Làng Cầu Lâm ngày nay vẫn lưu giữ và phát huy được những truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của một Làng quê Việt Nam giầu lòng yêu nước và cách mạng. Nhân dân trong Làng vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân cùng nhau xây dựng một nếp sống văn hóa, văn minh, tiến bộ trên cơ sở những phong tục tập quán, những thuần phong, mỹ tục tốt đẹp vốn có từ lâu đời, đồng thời phù hợp với những mối quan hệ xã hội phát triển ngày càng phong phú và đa dạng của thời đại.

Hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" do Ban chỉ đạo Trung ương phát động. Năm 2021 được UBND huyện tặng Giấy khen.

Làng xây dựng được Quy ước gồm 7 chương, 34 điều.

Năm 2021 được UBND huyện Gia Lộc tặng giấy khen.

Được bổ sung Quyết định số 3551/QĐ-UBND ngày 27/12/2022.

 2.Thôn Quang Bị.

Tên nôm là làng Bượi Quang thuộc tổng Thị Đức huyện Gia Lộc, sau Cách mạng Tháng tám thuộc xã Phạm Trấn cho tới ngày nay.

 ​

 Di tích lịch sử Đình thôn Quang Bị

Thôn có một ngôi đình thờ Thành Hoàng Làng là 2 vị: Thiên sỹ Đại Vương và Âu Phù Nhất Vị hiệu là Kỳ Thuỵ công chúa (đều là nhân thần) và có một ngôi chùa thờ Phật.

Lễ hội làng hàng năm được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng Giêng (ngày sinh), mồng mười tháng Ba (ngày thần hiệu) và mồng mười tháng Tám (ngày hoá). Làng là quê hương của 3 vị đại khoa: Tiến sĩ Đỗ Dương làm quan tới chức Tham Chính, Tiến sĩ Đỗ Tam Cương làm quan tới chức Tự Khanh, thời Lê sơ (ông là em của Đỗ Dương), tiến sĩ Lê Văn Đôn làm quan tới chức Giám sát ngự sử thời nhà Mạc. Đến nay, nhân dân trong thôn đã cùng nhau trùng tu lại ngôi đình cổ.

Làng đã xây dựng quy ước năm 2003 gồm 5 chương, 41 điều.

Thôn Quang Bị nằm ở vị trí gần khu Trung tâm hành chính xã, giáp tỉnh lộ 393 có diện tích tự nhiên 91 ha; trong đó có 25 ha đất ở và 66 ha đất sản xuất, với 300 hộ gia đình và 925 nhân khẩu sinh sống. Vị trí địa lý phía Đông giáp sông Đĩnh Đào, phía Nam giáp thôn Nam Cầu, phía Tây giáp thôn Côi Thượng, phía Bắc giáp đường tỉnh lộ 393.

Ngàn xưa, nhân dân chủ yếu làm nghề Nông nghiệp, đến nay số lao động của thôn đã chuyển dần sang làm nghề dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Trong thôn có các trục đường liên tỉnh 393, đường liên thôn đi qua, việc liên hệ đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân thuận lợi.

Thôn có 01 chi bộ với 45 Đảng viên. Thôn Quang Bị là một làng quê có từ lâu đời. Xưa kia gọi là thôn Bưởi Quang, thuộc tổng Thị Đức, nay là thôn Quang Bị, xã Phạm Trấn, Gia Lộc, Hải Dương. Thôn gồm có 1 khu dân cư, có 7 dòng họ, dưới chế độ phong kiến thực dân phải sống cảnh lầm than, tha phương cầu thực. Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân một lòng theo Đảng, góp sức người sức của cho tiền tuyến.

Trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ để dành độc lập cho dân tộc, thôn có 31 liệt sĩ và 5 thương binh, 5 bệnh binh, có 02 mẹ được truy tặng danh hiệu bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

Trải qua những biến đổi, thăng trầm của lịch sử, Làng Quang Bị ngày nay vẫn lưu giữ và phát huy được những truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của một Làng quê Việt Nam giầu lòng yêu nước và cách mạng. Nhân dân trong Làng vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân cùng nhau xây dựng một nếp sống văn hóa, văn minh, tiến bộ trên cơ sở những phong tục tập quán, những thuần phong, mỹ tục tốt đẹp vốn có từ lâu đời, đồng thời phù hợp với những mối quan hệ xã hội phát triển ngày càng phong phú và đa dạng của thời đại. Hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" do Ban chỉ đạo Trung ương phát động,

Làng  xây dựng được Quy ước gồm 7 chương, 34 điều

 Năm 2014  được công nhân danh hiệu Làng văn hóa.

 Được bổ sung Quyết định số 3551/QĐ-UBND ngày 27/12/2022.

 3.Thôn Côi Thượng.

Xưa có tên là làng Quỳnh Trang, Quỳnh Tiên, Quỳnh Côi Thượng (tên nôm gọi là làng Gôi) thuộc tổng Thị Đức huyện Gia Lộc, sau Cách mạng Tháng Tám thuộc xã Phạm Trấn cho tới ngày nay. Thôn có 9 dòng họ sống quần tụ, đoàn kết bên nhau từ lâu đời trên dải đất hình "Long Hổ Trùng Bảo" tượng trưng cho mảnh đất của một làng quê văn vật.​



Thôn Côi Thượng 

Xưa kia làng có một ngôi đình thờ thành hoàng gồm 3 vị: Một vị hiệu là Bản cảnh thành hoàng linh quang điển phúc hiển tế Minh Vương phụ chính Hồng Ân; một vị hiệu là Minh tự Đại Liêu trúng văn phù hựu hiển tế minh dân phú đức; một vị là tiến sỹ xuất thân sứ đình uý tự Nguyễn Sở Châu tôn thần. (các ngài đều là nhân thần, không có sách và văn bia gì chỉ truyền khẩu). Ngày tế lễ là ngày tuần rằm, mồng Một theo các tiết trong năm (ngày sinh, ngày hoá, ngày hiển thánh dân không biết).

Thôn là quê hương của Nguyễn Sở Châu đỗ đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Quý Mùi niên hiệu Thống Nguyên 2 (1523), làm quan tới chức Đô Cấp Sự Trung Bộ Hộ.

Lịch sử quê hương, đất nước đã qua nhiều biến đổi, thăng trầm nhưng những nét thuần phong mỹ tục xưa vẫn được làng lưu giữ và phát triển, tô đậm thêm bản sắc văn hóa của làng xã Việt Nam trong thời đại mới.

Trong sự nghiệp cách mạng, làng có hàng trăm người tham gia bộ đội, dân quân du kích, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, công nhân quốc phòng có 11 người con ưu tú đã anh dũng hy sinh và được suy tôn liệt sỹ, 11 thương binh, mẹ Nguyễn Thị Hỵ được phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Thôn xây dựng quy ước gồm 5 chương, 62 điều;

Năm 1998 được công nhận danh hiệu Làng văn hoá.

Thôn Côi Thượng nằm ở vị trí giáp khu Trung tâm hành chính xã, tiếp giáp tỉnh lộ 393 có diện tích tự nhiên 78 ha; trong đó có 27,28 ha đất ở và 50,72 ha đất sản xuất nông nghiệp, với 283 hộ gia đình và 907 nhân khẩu sinh sống. Có vị trí địa lý, phía Đông giáp Trung tâm hành chính xã, phía Nam giáp thôn Thị Đức, xã Nhật Tân, phía tây giáp thôn Đạo Lâm, xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, phía Bắc giáp Trung tâm UBND xã Phạm Kha. Ngàn xưa, nhân dân chủ yếu làm nghề Nông nghiệp, đến nay số lao động của thôn đã chuyển dần sang làm nghề dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp.

Thôn có đường liên thôn, trục đường liên tỉnh 393 đi qua, việc liên hệ đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân thuận lợi.

Thôn có 01 chi bộ với 42 Đảng viên.

Thôn Côi Thượng là một làng quê có từ lâu đời. Xưa kia gọi là xã Lam Kiều, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương, nay là thôn Côi Thượng, xã Phạm Trấn, Gia Lộc, Hải Dương.

Thôn gồm có 1 khu dân cư, có 8 dòng họ, dưới chế độ phong kiến thực dân phải sống cảnh lầm than, tha phương cầu thực. Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân một lòng theo Đảng, góp sức người sức của cho tiền tuyến.

Trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ để dành độc lập cho dân tộc, thôn có 12 liệt sĩ và 12 thương binh, 5 bệnh binh có 01 mẹ được truy tặng danh hiệu bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

Trải qua những biến đổi, thăng trầm của lịch sử, Làng Côi Thượng ngày nay vẫn lưu giữ và phát huy được những truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của một Làng quê Việt Nam giầu lòng yêu nước và cách mạng. Nhân dân trong Làng vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân cùng nhau xây dựng một nếp sống văn hóa, văn minh, tiến bộ trên cơ sở những phong tục tập quán, những thuần phong, mỹ tục tốt đẹp vốn có từ lâu đời, đồng thời phù hợp với những mối quan hệ xã hội phát triển ngày càng phong phú và đa dạng của thời đại.

Hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" do Ban chỉ đạo Trung ương phát động. Năm 1998 thôn được UBND tỉnh công nhân danh Làng văn hóa. Năm 2022 được UBND huyện tặng Giấy khen.

Làng  xây dựng được Quy ước gồm 7 chương, 34 điều.

Năm 1998 được công nhận danh hiệu Làng văn hóa.

Được bổ sung Quyết định số 3551/QĐ-UBND ngày 27/12/2022.

 4. Thôn Côi Hạ.

Là làng có từ lâu đời, tục gọi là làng Bượi Răm, thuộc tổng Thị Đức huyện Gia lộc. Sau cách mạng Tháng Tám đến nay thuộc xã Phạm Trấn. Làng có 15 dòng họ theo Phật giáo và Thiên Chúa giáo chung sống đoàn kết Lương - Giáo như một, thương yêu giúp đỡ nhau, cố kết trong cộng đồng.


      

Vào khoảng những năm 1790, các cha cố đã tới đây truyền giáo, một số nhân dân đã trở thành giáo dân và hình thành lên họ giáo Bượi Răm thuộc xứ Lê (Bắc Ninh), sau đó một thời gian thuộc xứ Kẻ Sặt (Giáo phận Hải Phòng), đến khoảng những năm 1810 cả làng cùng theo đạo Thiên chúa giáo (công giáo toàn tòng), các giáo dân đã xây dựng lên nhà thờ Bượi vào năm 1896 còn tồn tại đến nay đã trên 100 năm. Qua thời gian, một số nhân dân ở nơi khác theo Đạo và đến sinh cơ lập nghiệp tại đây, vào khoảng trước năm 1930 làng đổi tên là làng Quỳnh Côi Hạ, sau đó đổi tên là Côi Hạ cho tới ngày nay.

 Năm 1954, do âm mưu thâm độc của kẻ thù, nhân dân làng Côi Hạ đã nhẹ dạ tin theo lời kêu gọi " Theo chúa vào Nam" hầu hết các gia đình đã dời bỏ quê hương, làng lúc này chỉ còn 23 hộ với 107 nhân khẩu. Hoà bình lập lại một số người ở làng đi tha phương cầu thực trở về sinh sống tạo lên sự đông đúc cho đến ngày nay.

Trong các cuộc kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiều giáo dân đã tích cực tham gia kháng chiến, đóng góp sức người sức của cho sự nghiệp chung của toàn dân tộc.

Làng đã xây dựng được quy ước gồm 5 chương, 28 điều năm 2000.

Thôn Côi Hạ nằm ở vị trí gần khu Trung tâm hành chính xã, có diện tích tự nhiên 81 ha; trong đó có 27,35 ha đất ở và 53,65 ha đất sản xuất, với 283 hộ gia đình và 963 nhân khẩu sinh sống, trong đó có 80% nhân dân theo đạo công giáo. Vị trí địa lý phía Đông giáp thôn Nam Cầu 1, phía Nam giáp xã Đồng Quang, phía Tây giáp thôn Thị Đức, phía Bắc giáp Trung tâm UBND xã. Ngàn xưa, nhân dân chủ yếu làm nghề Nông nghiệp, đến nay số lao động của thôn đã chuyển dần sang làm nghề dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Trong thôn có các trục đường liên xã đi qua, việc liên hệ đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân thuận lợi.

Thôn có 01 chi bộ với 25 Đảng viên.

Thôn Côi Hạ là một làng quê có từ lâu đời. Xưa kia gọi gọi Quỳnh Côi Hạ, thuộc tổng Thị Đức, nay là thôn Côi Hạ, xã Phạm Trấn, Gia Lộc, Hải Dương.

Thôn gồm có 1 khu dân cư, có 5 dòng họ, dưới chế độ phong kiến thực dân phải sống cảnh lầm than, tha phương cầu thực. Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân một lòng theo Đảng, góp sức người sức của cho tiền tuyến.

Trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ để dành độc lập cho dân tộc, thôn có 11 liệt sĩ, 12 thương, bệnh bệnh, có 61 cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương các loại. có 01 mẹ được truy tặng danh hiệu bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

Trải qua những biến đổi, thăng trầm của lịch sử, Làng Côi Hạ ngày nay vẫn lưu giữ và phát huy được những truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của một Làng quê Việt Nam giầu lòng yêu nước và cách mạng. Nhân dân trong Làng vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân cùng nhau xây dựng một nếp sống văn hóa, văn minh, tiến bộ trên cơ sở những phong tục tập quán, những thuần phong, mỹ tục tốt đẹp vốn có từ lâu đời, luôn tích cực xây dựng nếp sống tốt đời đẹp đạo đồng thời phù hợp với những mối quan hệ xã hội phát triển ngày càng phong phú và đa dạng của thời đại.

Hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" do Ban chỉ đạo Trung ương phát động.

Làng đã xây dựng được Quy ước gồm 7 chương, 34 điều.

 Năm 2013 được công nhân danh hiệu Làng văn hóa.

Được bổ sung Quyết định số 3551/QĐ-UBND ngày 27/12/2022.

  5. Thôn Nam Cầu 1

Là thôn có từ lâu đời, tục gọi là làng Bượi Cầu thuộc tổng Thị Đức, huyện Gia Lộc. Sau Cách mạng Tháng Tám, thôn thuộc xã Phạm Trấn cho tới ngày nay. Làng có 8 dòng họ chung sống đoàn kết, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng quê hương.

 

Thôn Nam Cầu 1 

Thôn là quê hương của Phạm Trấn, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhất danh (trạng nguyên) khoa Bính Thìn niên hiệu Quang Bảo 2 (1556) khi ông 34 tuổi, làm quan tới chức Thừa chính sứ và tiến sĩ Nguyễn Văn Cự làm quan tới chức Tham Chính.

Xưa kia, thôn có một ngôi đình thờ Thành hoàng làng là 5 vị gồm: Ông bản thổ, Trạng nguyên Phạm Trấn, tiến sĩ Nguyễn Văn Cự, một vị là Nguyễn Duy Nhân làm quan đặc tiến phụ quốc Thượng Tướng quân trung quân đô đốc phu trương phủ sự thiếu bảo thái phó trạc Quận Công, một vị là Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân Phú Khê bá hoàng Tướng Công. Làng có một ngôi chùa cổ, ngoài thờ Phật chùa làng còn thờ một vị là chính vương phủ thị nội cung tần huý là Nguyễn Thị, hiệu là Ngọc Hân. Lễ hội làng hàng năm được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng, 12 tháng Hai, mồng 5 tháng Năm, 12 tháng Tám âm lịch, 25 tháng Chạp. Làng có tục kiêng huý 6 chữ là chữ: Nhị, Tam, Lang, Trấn, Cự, Nhân khi đọc, khi nói phải gọi chệch đi, xưa kia nếu ai đọc hoặc nói phạm phải những chữ huý này bị làng bắt khoán một cơi trầu trước là để tạ Thần sau là để kính dân chứ không bị bắt phạt, bắt lỗi gì cả.

Làng đã xây dựng được quy ước gồm 5 chương, 35 điều năm 2003.  

Thôn Nam Cầu 1 được thành lập mới trên cơ sở chia tách thôn Nam Cầu, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 theo Quyết định số 3551/QĐ-UBND ngày 27/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương. Thôn Nam Cầu 1 có diện tích tự nhiên 115 ha; trong đó có 40,05 ha đất ở và 74,95 ha đất sản xuất có 403 hộ gia đình và 1317 nhân khẩu. Vị trí địa lý phía Đông giáp thôn Nam Cầu 2, phía Nam giáp xã Đồng Quang, phía Tây giáp thôn Côi Hạ, phía Bắc giáp thôn Quang Bị. Ngày xưa nhân dân chủ yếu làm nghề Nông nghiệp đến nay số lao động của thôn đã chuyển dần sang làm nghề dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Trong thôn có các trục đường liên thôn đi qua, việc liên hệ đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân thuận lợi.

Thôn có 01 chi bộ với 56 Đảng viên.

Thôn Nam Cầu 1 là một làng quê có từ lâu đời. Xưa kia gọi là xã Lam Kiều, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương nay là thôn Nam Cầu 1, xã Phạm Trấn, Gia Lộc, Hải Dương.

Thôn Nam Cầu 1 gồm có 1 khu dân cư, Làng có trên 10 dòng họ, dưới chế độ phong kiến thực dân phải sống cảnh lầm than, tha phương cầu thực. Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân một lòng theo Đảng, góp sức người sức của cho tiền tuyến.

Trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ để giành độc lập cho dân tộc thôn có 35 liệt sĩ và 17 thương binh, 02 bệnh binh có 03 mẹ được truy tặng danh hiệu bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

Trải qua những biến đổi, thăng trầm của lịch sử Làng Nam Cầu 1, ngày nay vẫn lưu giữ và phát huy được những truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của một Làng quê Việt Nam giầu lòng yêu nước và cách mạng. Nhân dân trong Làng vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân cùng nhau xây dựng một nếp sống văn hóa, văn minh, tiến bộ trên cơ sở những phong tục tập quán, những thuần phong, mỹ tục tốt đẹp vốn có từ lâu đời, đồng thời phù hợp với những mối quan hệ xã hội phát triển ngày càng phong phú và đa dạng của thời đại. Hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" do Ban chỉ đạo Trung ương phát động.

Làng xây dựng được Quy ước gồm 7 chương, 34 điều,

Năm 2007 được công nhân danh hiệu Làng văn hóa.

Được bổ sung Quyết định số 3551/QĐ-UBND ngày 27/12/2022.

 6.Thôn Nam Cầu 2.

 Thôn được thành lập mới trên cơ sở chia tách thôn Nam Cầu, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 theo Quyết định số 3551/QĐ-UBND ngày 27/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương. Thôn Nam Cầu 2 nằm ở vị trí trung tâm xã có diện tích tự nhiên 112,2 ha; trong đó có 33,6 ha đất ở và 75,6 ha đất sản xuất có 380 hộ gia đình và 1.246 nhân khẩu. Vị trí địa lý phía Đông giáp sông Đĩnh Đào, phía Nam giáp xã Đồng Quang, phía Tây giáp thôn Nam Cầu 1, phía Bắc giáp thôn Quang Bị. Ngày xưa nhân dân chủ yếu làm nghề Nông nghiệp đến nay số lao động của thôn đã chuyển dần sang làm nghề dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Trong thôn có các trục đường liên thôn đi qua, việc liên hệ đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân thuận lợi.

 

Thôn Nam Cầu 2

Thôn có 02 chi bộ với 64 Đảng viên.

+ Chi bộ thôn Nam Cầu 2: 56  Đảng viên

+ Chi bộ HTX Tân Minh Đức: 8  Đảng viên

Thôn Nam Cầu 2 là một làng quê có từ lâu đời. Xưa kia gọi là xã Lam Kiều, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương nay là thôn Nam Cầu 2, xã Phạm Trấn, Gia Lộc, Hải Dương.

Thôn Nam Cầu 2 gồm có 1 khu dân cư, Làng có trên 8 dòng họ, dưới chế độ phong kiến thực dân phải sống cảnh lầm than, tha phương cầu thực. Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân một lòng theo Đảng, góp sức người sức của cho tiền tuyến.

Trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ để giành độc lập cho dân tộc; thôn có 21 liệt sĩ và 17 thương binh, 4 bệnh binh có 03 mẹ được truy tặng danh hiệu bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

Trải qua những biến đổi, thăng trầm của lịch sử Làng Nam Cầu 2, ngày nay vẫn lưu giữ và phát huy được những truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của một Làng quê Việt Nam giầu lòng yêu nước và cách mạng. Nhân dân trong Làng vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân cùng nhau xây dựng một nếp sống văn hóa, văn minh, tiến bộ trên cơ sở những phong tục tập quán, những thuần phong, mỹ tục tốt đẹp vốn có từ lâu đời, đồng thời phù hợp với những mối quan hệ xã hội phát triển ngày càng phong phú và đa dạng của thời đại.

Hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" do Ban chỉ đạo Trung ương phát động.

Làng  xây dựng được Quy ước gồm 7 chương, 34 điều.

 Năm 2007 được công nhân danh hiệu Làng văn hóa.

 Được bổ sung Quyết định số 3551/QĐ-UBND ngày 27/12/2022.

Năm 2015 xã Phạm Trấn đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2022 xã đạt chuẩn Quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao. Hoàn thành các mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu vế sản xuất ngày 29.8.2024. Đảng bộ xã có 349 đồng chí Đảng viên sinh hoạt tại 12 chi bộ. Trải qua 26 kỳ HĐND nhiệm kỳ 2021- 2026 có 24 ông bà đại biểu HĐND xã; Trải qua 23 kỳ Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020- 2025 Đảng Bộ xã Phạm Trấn có 11 đồng chí Đảng ủy viên./. 

Tổng Biên tập: Nguyễn Tiến Thanh - Phó chủ tịch UBND xã Phạm Trấn​​​​​​​